20-11

Tích cực hoá việc học bằng Bản đồ tư duy

Thứ ba - 01/05/2012 15:34
Bản đồ tư duy (BĐTD) là một kỹ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó là một công cụ tư duy nền tảng, là một trong những phương pháp dễ để chuyển tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. Chính vì vậy, BĐTD cũng là một công cụ hữu ích để dạy-học, giúp cho việc học của HS trở nên tích cực hơn
BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông và các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống kiến thức, ghi nhớ và đưa ra ý tưởng mới.
 
Chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng BĐTD ở một số tiết toán THCS, coi nó như một thiết bị dạy học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu cho thấy HS rất hứng thú khi lập BĐTD và các em đã “thiết kế” các chủ đề kiến thức theo cách hiểu của mình một cách sáng tạo. Cách làm này có tính khả thi cao vì nguyên liệu rất đơn giản và không mất nhiều thời gian, lại có thể tải phần mềm BĐTD Mindmap miễn phí trên mạng Internet. Xin giới thiệu một cách thiết kế và sử dụng BĐTD mà chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm, với minh hoạ là tiết học về “Tam giác”.
 
Sau khi cho HS làm quen với BĐTD, biết cách đọc hiểu BĐTD để nhìn vào đó là có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề theo mạch logic của kiến thức. Dẫn vào chủ đề bài học cụ thể là “Tam giác”, GV đưa HS đến những kiến thức liên quan đến chủ đề như định nghĩa, tính chất, sau đó đưa ra “bản đồ” theo trình tự tư duy, và hướng cho HS tư duy logic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn, từ mỗi ý lớn lại “chẻ” ra các ý nhỏ, lập nên một BĐTD như một cái cây kiến thức từ thân đến cành lớn và các cành nhỏ.
 
 
Như vậy, phương tiện và cách thức để lập BĐTD đều rất đơn giản, có thể thực hiện trong bất cứ điều kiện CSVC nào. Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic. Các em sẽ rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình. Với các trường có cơ sở hạ tầng CNTT tốt, có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho các em sử dụng.
 
Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV. Có thể vận dụng BĐTD cho rất nhiều môn học trong trường phổ thông cũng như lập kế hoạch công tác. HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
 
BĐTD cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì môỗ thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả. Sử dụng BĐTD trong học nhóm sẽ phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn để một cách hiệu quả. BĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.

Qua thực nghiệm ở một số lớp học, ta thấy thói quen vẽ BĐTD kiến thức sẽ giúp cho HS hứng thú, sáng tạo và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Việc vận dụng BĐTD trong học toán và các môn khoa học khác nữa sẽ dần hiìn thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng. Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy việc rèn cho các em kả năng tư duy logic để có thẻ vận dụng vào cuộc sống và công việc sau này khi các em trưởng thành lên. Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm Mindmap sẽ làm cho công việc lập BĐTD dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đaâ cũng là một bước tiến trong việc ứn dụng CNTT trong GD nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Tác giả bài viết: TS Trần Đình Châu - Vụ trưởng - Giám đốc dự án PTGD THCS II

Nguồn tin: Báo GD&TĐ

 Từ khóa: là một

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay198
  • Tháng hiện tại68,588
  • Tổng lượt truy cập6,236,998

  LIÊN KẾT WEBSITE

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây